Categories: Tiêu Hóa

Ảnh hưởng của cam bưởi lên bệnh nhân hoá trị

Hôm qua có bạn hỏi mình là trong thời kỳ hóa trị có được ăn cam không? Mình bảo là không (chị admin của trang Hỗ trợ bn ung thư vú đã làm ra danh sách các loại thuốc hóa trị có sự tương tác với bưởi, và một số loại trái cây khác). Nhưng tại sao tránh ăn cam thì mình sẽ phân tích dưới đây.

Hiện nay, theo các nghiên cứu, khi uống thuốc ta không nên uống nước bưởi ép hoặc ăn bưởi (gồm cả 2 loại bưởi chùm-grapefruit và bưởi ta-pomelo). Lý do là bởi vì trong trái bưởi có chứa hợp chất furanocoumarines, có tác dụng làm ức chế enzyme CYP3A4, là enzyme giúp chuyển hóa thuốc. Do đó, khi uống nước bưởi ép, nồng độ thuốc trong máu tăng lên, y chang như việc mình uống thuốc quá liều vậy.
Người ta nghiên cứu ra là bưởi làm tăng nồng độ của 85 loại thuốc, trong đó có các loại thuốc nằm trong các nhóm thuốc rất phổ biến như nhóm thuốc trị cao mỡ máu, nhóm thuốc trị cao huyết áp, nhóm thuốc ổn định nhịp tim, nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm rối loạn cương dương…

Theo trang Harvard Health, mục Ask the Doctor, thì chỉ cần ăn nửa trái bưởi thôi cũng đủ làm ức chế sự hoạt động của men CYP3A4 xuống phân nửa rồi.

Nhưng với cam thì sao?
Mời bạn xem cây phả hệ nhà họ cam chanh (citrus family) dưới đây.
Các nhà khoa học đã làm ra cây phả hệ này, theo các nghiên cứu từ xưa tới nay, và thấy là tổ tiên nhà họ cam chanh nằm ở châu Á, sau đó chúng mới chu du khắp thế giới, cho ra các thế hệ cam chanh bưởi khác.
Tổ tiên nhà citrus chỉ có 5 loại thôi, nhưng mình chỉ để ý nhánh trái trong nghiên cứu có chứa hợp chất furanocoumarines, là trái bưởi ta (pomelo). Sau đó thì trong quá trình lai tạo với những giống cây khác trong họ citrus, chúng cho ra trái cam chua (sour orange- có trái cam sành), trái cam ngọt (sweet orange), trái bưởi chùm (grapefruit), trái chanh vàng (lemon)…
Nói chung là nhìn chóng mặt luôn héng, có điều trái quýt có vẻ an toàn nhất, trong nhóm trái ăn khi phải dùng thuốc. Bên kia có trái kim quất và mấy trái chanh linh tinh, ăn chua lòm. 😂😂

Nói chung, sợ thì sợ vậy thôi, nếu bạn nắm được loại thuốc bạn đang sử dụng không nằm trong “danh sách đen” có tương tác với bưởi thì bạn cứ ăn thôi.
Có điều, nhớ ra danh sách đó cũng mệt dữ, thành thử ra người ta tránh ăn là vậy á.
Và sự tương tác thuốc với bưởi xảy ra trong cơ thể cả hơn 24 tiếng đồng hồ, nên nếu bạn nghĩ dùng bưởi cách xa cử thuốc ra chắc hem sao, là bạn đang sai lầm đó. 😊

Có hôm đọc mấy còm-men của đồng đội thấy vui ghê, mình thì bảo ờ ở VN quá trời trái cây, ăn mí thứ khác thôi, tránh xa cam bưởi ra, tránh voi chả xấu mặt nào.
Đại ca thì bảo ăn chút không sao. Tỉ tỉ thì bảo ăn ít thôi, miễn đừng uống nước ép là được.
Mà mình cũng nghĩ là thèm thì cứ ăn vài tép thôi, chắc không đến nỗi nào, miễn đừng uống nước ép.
Có hôm tỉ kể bạn kia ở dưới quê đang dùng thuốc hóa trị, vì không biết vụ này nên nhậu một lúc 2 trái bưởi luôn. 😱😱

Ngoài mấy thứ trái mình kể trên, thì nước ép của các trái sau đây cũng làm ức chế enzyme CYP3A4: trái dâu tầm (mulberry), lựu (pomegranate), trái nho dại (wild grape), phúc bồn tử đen (black raspberry).

Tác giả bài viết: Bác sĩ Phạm Minh Quý

Tham khảo nguồn: https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/does-pomelo-juice-affect-drugs-the-same-way-grapefruit-juice-does

Dược Sĩ Nguyễn Thu Trang

Dược sĩ Nguyễn Thu Trang, Dược sĩ Trang có thời gian công tác trong lĩnh vực Dược hơn 10 năm, đảm nhiệm nghiên cứu các nhóm thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị viêm gan C. Dược sĩ Trang có kiến thức tốt về dược lý, dược lâm sàng của thuốc, có tâm huyết của người dược sĩ cũng như khả năng sử dụng tiếng anh chuyên ngành Dược để cập nhật những nghiên cứu mới nhất, những hướng dẫn điều trị mới nhất trên thế giới về các bệnh chuyên khoa, đặc biệt thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị viêm gan C. Tóm tắt thời gian công tác: 2010: Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội 2010-2014: Phụ trách thuốc Tarceva điều trị ung thư phổi tại hãng dược phẩm Roche 2014-2018: Phụ trách thuốc Virpas điều trị viêm gan C tại công ty Dược Phẩm Sao Mai 2018-2020: Dược sĩ chịu trách nhiệm sản phẩm tại hệ thống Mua Thuốc Ở Đâu Liên hệ: Số điện thoại Zalo: 0869966606 Facebook: https://www.facebook.com/Duocsithutrang Twitter: https://twitter.com/duocsithutrang

Recent Posts

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch là gì? Liệu pháp miễn dịch là một loại điều trị…

1 năm ago

Các phương pháp điều trị ung thư gan

Ung thư gan là một loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, với…

1 năm ago

Thuốc đích điều trị ung thư phổi: Giải pháp mới cho bệnh nhân

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế…

1 năm ago

Tìm hiểu về thải ghép: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị bằng thuốc dự phòng

Trong những năm gần đây, số lượng ca ghép tạng ngày càng tăng, giúp cải…

1 năm ago

Tất cả những gì cần biết về Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng đề cập đến ung thư…

2 năm ago

Bệnh Bạch hầu, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Bạch hầu là gì? Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi…

2 năm ago