Kinh nghiệm chuyển phôi của một mẹ đã thành công chia sẻ

chuyển phôi 1 Kinh nghiệm chuyển phôi của một mẹ đã thành công chia sẻ

Kinh nghiệm chuyển phôi của một mẹ đã thành công chia sẻ

Ngoài những kiến thức được đưa ra bởi nhân viên y tế chúng tôi xin phép được chia sẻ nhưng kinh nghiệm thực tế trải qua của các mẹ đã chuyển phôi  thành công. Sau đây là chia sẻ của mẹ Nhung Pham trên group “Hiếm Muộn – Kinh Nghiệm IUI & IVF – Chữa Vô Sinh”

KINH NGHIỆM LÀM IVF

Xin chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm từ bản thân cũng như sưu tầm đe mn làm đc thành công hơn và tránh lãng phí tiền của!!!

Tớ làm ở viện C( tầng 3 nhà D) và nhờ bs Hợi từ a-z ! Trc khi làm mn nên photo cmt vc, giấy đk kết hôn, sổ hộ khẩu ! Cái này liên quan đến pháp luật nên mn cbj cho đầy đủ và chuẩn nhé, vướng mắc là đợi hơi lâu ấy! Trên phòng hồ sơ tầng 3 nhà D họ chỉ nhận đk hồ sơ vào chiều thứ 4,5,6 thôi!

Sau khi hoàn thiện tất cả các xn của vc khi họ đưa, cb nên hỏi qua ý kiến bs xem đầy đủ chưa, đừng nên mang vào phong hs gửi hso để xét duyệt( đợi nv rất rất lâu) mn nên mua phiếu khám bs Tiến ( ở phòng số 9 của pk 56! 200k thì fai) riêng của nhà t thì bố ck t lặn lội đi sớm về đêm mang hs đi lên thẳng phòng bác Tiến để đợi Bác ! Bố tớ kể đông mà khó gặp lắm ,ai k kiên trì thì k đợi đc! Sau khi xin đc phê duyêtj và phác đồ làm ivf rồi thì b mang tất cả nộp lên phòng hs( t photo giữ lại 1 bản phòng trừ nọ kia :)) và đợi ngày họ báo vào công cuộc tiêm lần 1 thôi! Sau lần thuốc1 tiêm tại nhà, mn nên cbj quần áo tư trang lên đó thuê nhà nghỉ gần viện để tiêm thuốc đợt 2, đợt 2 theo phác đồ tiêm hầu như fai chung thuốc nhiều( nếu k chung mất nhiều tiền mà lãng phí lắm, t gửi thuốc tại viện luôn) ! Tiêm đến đâu bs hướng dẫn đến đó nhé! Sau đây là kn sau cp mn nên lưu ý nhiều:

1. Họ chuyển phôi trong tình trạng bệnh nhân phải nhịn tiểu. Vì vậy nếu được hãy đề nghị y tá cho tiểu luôn trên bàn chuyển phôi ngay sau khi bs đặt phôi rồi về phòng.

2. Sau khi đặt phôi, chỉ nằm khoảng 2h như ở nhà mình, có thể ngồi taxi về nhà, chỉ cần tránh đường xóc thôi. Ngả ghế trước và nằm thoải mái

3. Sau khi đặt phôi, mỗi ngày 3-4 cái lòng trắng trứng luộc, dùng trong 5-7 ngày; ăn uống những thức dễ tiêu.

4. Giai đoạn 3ngày sau đặt phôi là quan trọng nhất, đó là giai đoạn phôi tìm cách bám vào thành tử cung, do đó chỉ cần hạn chế đi lại trong những ngày này. Còn sau đó chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm 1 chỗ, chẳng có ích gì. Thậm chí còn làm mạch máu kém lưu thông, thai ngoài tử cung. Tuy nhiên phải chú ý, mỗi khi đang nằm mà ngồi dậy, nên nghiêng người, chống tay đứng dậy, không nên dậy luôn mà ảnh hưởng đến tử cung.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI CHUYỂN PHÔI

1. Đối với việc nghỉ ngơi :

Theo nguyên tắc, phôi thai làm tổ và bám vào tử cung người mẹ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ ngày thụ thai (tức là 3-5 ngày kể từ ngày chuyển phôi). Việc nghỉ ngơi nên lưu ý như sau:

-Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ từ 2-4 tiếng tại bệnh viện, sau đó về nhà.

-Không lên xuống cầu thang. Trong khoảng 3-5 ngày kể từ khi chuyển phôi nên nằm một chỗ và nghỉ ngơi tuyệt đối (nếu cần thiết, nên đi vệ sinh bằng bô bẹt nằm tại giường – trường hợp này nên mặc váy để tuận tiện hơn trong sinh hoạt)

-Nghỉ ngơi ở chỗ thoáng nhưng kín gió. Tránh để quạt thổi thẳng vào người. Không được nằm dưới sàn nhà hoặc giường quá thấp vì khi đứng lên sẽ bị gập bụng và chịu áp lực mạnh. Khi ngồi dạy phải thật nhẹ nhàng, tốt nhất là có người đỡ dậy từ từ chứ không cố gồng người ngồi lên. Nên nằm gần mép giường, khi muốn đứng lên mà không có người giúp thì tự nằm nghiêng rồi bỏ hai chân xuống giường rồi hãy nhẹ nhàng ngồi và đứng lên. Không được nằm dưới nền đất lạnh vì sẽ dễ bị cảm lạnh.

-Vợ chồng không quan hệ trong thời gian này, không nằm gần chồng. Trách gây động và kích thích vì sẽ gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.

-Sau 1 tuần nằm nghỉ, nếu thấy khỏe thì nên đi lại thật nhẹ nhàng (không nhấc cao chân) để máu huyết dễ lưu thông. Không mang vác, xách nặng. Không nên cúi, rướn với người lên hoặc đi nhón gót.

-Khi có bất cứ dấu hiệu gì bất thường: đau bụng nhiều, ra máu, tử cung co bóp nhiều nên nằm nghỉ tuyệt đối và liên hệ với bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể.

-Trong thời gian này, nếu bị xổ mũi và bị ho. HO: uống nước chanh đường nóng pha hơi chua, có bỏ một chút muối. XỔ MŨI: Rau húng nhũi rửa thật sạch, thái nhỏ, bỏ thêm tí muối, cho vào cốc nhỏ, nhỏ thêm mấy giọt dầu bạc hà, nấu nước thật sâu đỏ vào và xông mũi bằng hơi nước nóng có tinh chất dầu húng và dầu bạc hà.

– Những ngày đầu tiên có thể ngực căng, đau, những ngày sau ( 6,7,8…) thì có thể không có. Cứ bình tĩnh, tiếp tục uống và đặt thuốc. Còn các biểu hiện thì cũng ko có biểu hiện chung cho mọi người đâu. Sau 5 ngày chuyển phôi thì thấy nhiệt độ tăng lên 0,1- 0,2 độ so với các tháng trước, Ngực bình thường, không đau mấy thỉnh thoảng hơi nhói, không sậm đầu ti thậm chí thấy hồng hơn ngày thường. Sình bụng, bụng thì nhâm nhẩm đau như chuẩn bị QKD. no hơi. Có thể bị bón. Thở hổn hển, hơi mệt. buổi tối thì thi thoảng thấy nóng kinh, lúc thì lại lạnh kinh.

chuyển phôi

2. Đối với việc ăn uống:

Thông thường bác sỹ chỉ khuyên ăn uống bình thường, nhưng theo dân gian khi có thai nên và cần tránh, hạn chế ăn những thức ăn sau:

– Ăn cháo cá chép an thai 5 ngày đầu, mỗi ngày 1 con 5 lạng

– Uống thật nhiều nước kể cả trên 3 lít cũng được,ăn nhiều thịt bò vá các loại thịt gia cầm

– Nên làm món salat xà nách+ dầu oliu( tớ hay cho xà nách sạch chọn cây non cho dễ ăn+ cà chua bi+ dưa chuột sạch+ giò lụa cho chút đường, chanh kiểu làm dưa góp í ạ, sau đó cho khoảng 3 thìa bột dầu oliu vào đảo đều , món này t tích ăn ăn đủ trong 10 ngày đầu sau cp , ngày 2 bữa mỗi bữa bát oto luôn !

-Kiêng đu đủ, rau răm, rau ngót, nước dừa, cam thảo và các loại nước mát. Kiêng ăn trái Sơn Trà, vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non. Không ăn đào và nhãn.

-Không ăn cá ngừ, cá thu, cá kiếm…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thức hiện phương châm, ăn chín, uống sôi để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán.

– Không ăn các thức ăn có sử dụng phèn chua như Quẩy, các món dưa muối chua….

-Tránh các món ăn gây nặng bụng, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, không ăn các món ăn quá béo. Tránh các món nướng, xông khói, các món ăn có quá nhiều các loại gia vị.

-Tránh ăn ngải cứu nhất là thời gian này

– Kiêng ăn tôm vì tôm ăn rất dễ gây co thắt tử cung.

-Kiêng ăn mặn để tránh phù thủng, tăng huyết áp đột ngột.

-Tránh ăn gan động vật quá nhiều vì trong gan có nhiều Vitamin A. Tránh ăn đồ hộp chưa qua hâm nóng lại.

-Tránh ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức.

3. Uống và đặt thuốc theo đúng yêu cầu của bác sỹ.

Nếu đặt Utrogestan tiết dầu nhiều thì nên mua Nabifar rửa trong thời gian này. Nếu đặt Crinone thì nên chịu khó móc bã để tránh viêm. Rửa tay thật sạch bằng nước lạnh trước khi đặt thuốc (không rửa bằng xà bông, không dùng bao cao su để đặt thuốc).

4.Đối với việc vệ sinh:

-Trong thời gian này nên hạn chế đi lại, tắm rửa bằng nước lạnh. Nếu cảm thấy người còn yếu thì không nên tắm thường xuyên mà chỉ nên lau người bằng nước ấm (tốt nhất là 350 C) và ngồi trên một cai ghế nhựa cao, dùng vòi hoa sen hoặc múc từng gáo nước nhỏ, không nên cầm cả gáo to và nặng dội từ vai xuống.

-Việc gội đầu cũng nên cẩn thận, nếu cần thiết thì nên nằm trên giường và nhờ người khác gội đầu bằng nước nóng. Không nên cào mạnh mà chủ yếu là mát xa điểm ảnh đầu cho máu huyết lưu thông và hết mồ hôi là được.

Nếu không tắm được thì nên giữ vệ sinh cửa mình sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm khi đặt thuốc.

Nên súc miệng nước muối để tránh bị sâu răng, viêm họng, ho.

-Nên đi vệ sinh bằng bàn cầu cao, tránh ngồi ở cầu bẹt.

-Đi tiêu, tiểu thật nhẹ nhàng khi thật sự có nhu cầu, không cố rặn và ngồi bô thường xuyên.

5.Đối với tinh thần và tâm lý:

-Trong thời gian này nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý.

-Những lúc này nên hạn chế tiếp xúc với nhiều người mà nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu nói chuyện nhiều, cười, vui quá hoặc buồn quá… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và phôi thai.

-Người chồng tự giác không nên gần vợ trong thời gian này dưới bất kỳ hình thức nào vì sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng, ức chế cho người vợ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người vợ và đến phôi thai.

Chủ yếu là cần thoải mái về tâm lý, tránh suy nghĩ nhiều mà nên nghỉ ngơi tuyệt đối, nếu có thể thì nên ngủ để lấy nMỗi ngày mình ăn 5lòng trắng trứng gà, ăn được 3 ngày đầu chuyển phôi về, rồi trước đó 1 tuần chuyển phôi là mình đã uống sữa đậu nành, quả bơ, sầu riêng( dành cho ai niêm mạc mỏng) , nước cam đều đặn, thịt ( bò, gà chủ yếu và ăn rất nhiều)

Lúc vừa chuyễn phôi khoảng 2 tiếng (đang ở bệnh viện),mình đã đi tiểu bình thường. Sau khi nằm o BV khoảng 3-4 tiếng mình đi chậm và nhẹ nhàng thang máy xuống dưới tầng 1 và lên xe nhà về !

Về nhà mình cũng tự đi lại vệ sinh cho mình, đi lại lấy nước uống,.. (nhưng thật là nhẹ nhàng), có thể 5 ngày đầu không cần tắm chỉ cần vệ sinh bằng nước lạnh cho sạch sẽ, mình vô tình quen 1 chị đa làm ivf thành công và sinh đôi chị ấy bảo, 10 ngày đầu không tắm luôn chỉ vệ sinh thôi . Vì từ 3 đến 5 ngày sau khi chuyển phôi là phôi bắt đầu bám vào, nên tuy đi lại khi có nhu cầu, nhưng het sức nhẹ nhàng, đến ngày thư 6 bạn có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà cho khỏe.

Trên là toàn bộ kn t stam có, đúc kết có, bổ ích và chân thật nhất! Ai k ở trong hoàn cảnh thì sẽ k hiểu hết đc sự vất vả nên sẽ cho là dườm dà, tuỳ cơ địa mỗi người,làm j có thể làm đc thì nên làm mn nhé, tránh tiền mất tay trắng thì uổng 100tr ( có dư) lắm ấy ạ!

Tham khảo thêm các loại thuốc hỗ trợ sinh sản tốt nhất được dùng hiện nay:

Thuốc Oximum tăng chất lượng tinh trùng

Thuốc Proxeed Plus tăng chất lượng tinh trùng

Trả lời